Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Các hệ thống cấp chứng chỉ xanh khu vực và thế giới

Cùng chung cư 99 trần bình xem xét các hệ thống này:
Theo phân tích của chuyên gia quốc tế, trên thế giới hiện có rất nhiều các quốc gia tiên tiến đi trước đã phát triển hệ thống công trình xanh. Trong đó, nổi bật nhất được sử dụng ở cấp độ phạm vi quốc tế và có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam bao gồm hệ thống Đánh giá Năng lượng của Viện Nghiên cứu Công trình Vương quốc Anh (BREEAM); Hệ thống đánh giá Công trình đứng đầu về thiết kế Năng lượng và Môi trường của Mỹ (LEED); Công trình xếp hạng Ngôi sao Xanh của Autralia (Green Star); Công trình xếp hạng Nhãn Xanh của Singapore (Green Mark); Nhãn CTX – 3 sao của Trung Quốc (Three Star); Tiêu chuẩn Xanh cho thiết kế Năng lượng và môi trường của Hàn Quốc (G-SEED). Ở Việt Nam, thời gian qua cũng đã xuất hiện hệ thống chứng chỉ LOTUS của tổ chức Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) thực hiện. Các khảo sát và nghiên cứu trên 7 hệ thống chứng chỉ trên đã chỉ ra rằng, mỗi hệ thống đều có những ưu việt riêng nhất định và trong từng trường hợp đây có thể là những bài học kinh nghiệm tốt ứng dụng và kế thừa cho việc xây dựng bộ tiêu chuẩn cấp chứng chỉ công trình xanh Việt Nam sắp được ban hành trong thời gian tới. Qua nghiên cứu và đánh giá cụ thể, hiện tại 3/7 hệ thống chứng chỉ công trình xanh gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore việc đánh giá và cấp chứng chỉ công trình xanh có sự tham gia của cơ quan nhà nước, số còn lại bao gồm cả trường hợp chứng chỉ Lotus tại Việt Nam đều do các tổ chức phi chính phủ thực hiện. Về cơ bản, 7 hệ thống chứng nhận công trình xanh có nhiều sự tương đồng ở các nhóm tiêu chí đánh giá chính như: phương thức quản lý; chất lượng môi trường trong nhà; sử dụng năng luợng; hạ tầng, phương tiện giao thông trong địa bàn; sử dụng nước; sử dụng VLXD; sử dụng đất và hệ sinh thái; mức độ ô nhiễm môi trường… Tuy nhiên trọng số của các nhóm tiêu chí giữa các hệ thống chứng nhận công trình xanh ở các quốc gia khác nhau lại có sự chênh lệch và khác biệt tương đối rõ rệt. Cụ thể, trọng số nhóm tiêu chí quản lý công trình (gồm các tiêu chí quản lý môi trường, nghiệm thu công trình, chi phí vòng đời dự

án…) trong hệ thống BREEAM của Anh là 15% thì hệ thống LEED của Mỹ chỉ có 6%, thậm chí trong hệ thống Green Mark của Singapore là 0%. Đặc biệt, ở nhóm tiêu chí về năng lượng (gồm các tiêu chí về hiệu quả năng luợng, sản xuất năng luợng tái tạo, công nghệ và kế hoạch chiếu sáng, hệ thống vận chuyển trong công trình…), trọng số trong hệ thống Green Mark lên đến 64%, LOTUS 28% và LEED 25%, trong khi ở hệ thống Three Star (Trung Quốc) chỉ có 16%... Riêng hệ thống LOTUS có 2 tiêu chí thiết kế riêng cho Việt Nam là tiêu chí thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, trọng số là 5%, trong khi ở các hệ thống chứng nhận CTX của Hàn Quốc, Úc, Singapore và Trung Quốc trọng số của nhóm tiêu chí này là 0%, Anh 1% và Mỹ 2%. Về quy trình thẩm định hồ sơ và cấp chứng nhận, hầu hết quá trình thẩm định đều có sự tham gia của đơn vị tư vấn thẩm định chuyên môn thứ 3. Một số quy trình thẩm định cũng cho phép các nhóm dự án được phúc khảo thuyết trình lại trong trường hợp chưa đạt ở lần xin phép đầu tiên, thiết lập quy trình cấp chứng nhận 2 giai đoạn (đánh giá tạm thời và chứng nhận chính thức) giúp đảm bảo thành công, quy trình cấp chứng nhận cho phép sự phản hồi của người thực hiện như thực hiện tiếp hậu chứng nhận của G- SEED Hàn Quốc, hay chứng nhận dựa trên hiệu quả sử dụng năng lượng theo các giai đoạn cụ thể của LEED Hoa Kỳ. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra những khiếm khuyết còn tồn tại trong các bộ tiêu chuẩn công trình xanh trên thế giới như Tính thiếu nhất quán trong quy trình thẩm định của LEED Hoa Kỳ, tỷ lệ thấp (10%) hoàn thành chứng nhận công trình xanh đưa vào vận hành của Three Star Trung Quốc, một số các hệ thống đánh giá thuộc khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ còn thiếu các tiêu chí đánh giá công trình trong điều kiện môi trường nhiệt đới nóng ẩm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét